Toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu của thời
đại, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang
phát triển. Bên cạnh biểu hiện rõ rệt nhất ở sự hội nhập kinh tế giữa các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới, xu thế toàn cầu hóa còn tác động không nhỏ
đến sự giao lưu văn hóa, trao đổi học thuật, chuyển giao công nghệ giữa các quốc
gia.

Ông Lê Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo
Trong quá trình đó, bất đồng ngôn ngữ được xem là
rào cản lớn nhất. Rào cản này khiến chúng ta khó tiếp cận kho tri thức vô biên
của nhân loại, khó nắm bắt những cơ hội giao lưu, giao tiếp không biên giới, những
cơ hội việc làm trong môi trường doanh nghiệp đa quốc gia hoặc có yếu tố nước
ngoài.
Chỉ tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, với sự
ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN, từ năm 2015, các chuyên gia, lao động có
tay nghề của các nước ASEAN được phép tự do dịch chuyển lao động, được tạo điều
kiện thuận lợi tham gia vào hoạt động thương mại và đầu tư xuyên biên giới để
đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực cho các nước trong khối.

Ông Trương Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn phát biểu đề dẫn Hội thảo
Do vậy, ngoại ngữ trở thành “tấm visa” đầy quyền
lực của lao động trong khu vực, giúp thâm nhập vào thị trường lao động của các
quốc gia một cách chính thức và đầy triển vọng, giúp cải thiện thu nhập, đồng
thời làm giàu thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Phát biểu tại Hội thảo, đại diện trường Cao đẳng
Văn Lang Sài Gòn chia sẻ: “Trong xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, các quốc gia đang liên kết với nhau ngày càng chặt chẽ
trên tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, việc học ngoại ngữ đã và đang trở
thành nhu cầu chính đáng và cấp thiết của người người, nhà nhà, đặc biệt là đối
với thế hệ trẻ và những người trong độ tuổi lao động.

Cô Nguyễn Thị Hồng Ly - Phó Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ và Đào tạo Quốc tế nhận học bổng từ hệ thống Anh ngữ Jaxtina trao tặng cho sinh viên trường
Bởi lẽ nếu chỉ với tiếng mẹ đẻ, có thể bạn sẽ bị
giảm năng lực cạnh tranh và mất đi cơ hội làm việc trong những công ty đa quốc
gia và thậm chí cả ở những doanh nghiệp trong nước nhưng có quan hệ hợp tác,
giao thương với các đơn vị nước ngoài.”
Toàn cầu hóa đang đặt ra những yêu cầu cao hơn,
toàn diện hơn đối với chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, ngoại ngữ dần trở
thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi người, kể cả đối với những người lao động
phổ thông hoặc lao động tự do.

Ông Trương Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn (bìa phải) tặng hoa cảm ơn các tác giả trình bày tham luận tại Hội thảo
Là một cơ sở giáo dục nghề nghiệp nằm trong hệ
sinh thái giáo dục Văn Lang có gần 30 năm uy tín, chất lượng ở trong và ngoài
nước, ngay từ những ngày đầu thành lập, Văn Lang Sài Gòn đã xác định mục tiêu
cùng người học xây dựng lộ trình học tập và rèn luyện đáp ứng nhu cầu hội nhập
sâu, rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường lao động quốc tế
chuyên nghiệp. Văn Lang Sài Gòn định hướng người học cao đẳng ngày nay phải
mang tâm thế “đẳng cấp cao”. Muốn có đẳng cấp thì phải không ngừng nâng cấp,
“toàn cầu hóa” chính bản thân mình từ kỹ năng, nghiệp vụ vững vàng, đến khả
năng sử dụng ngoại ngữ tự nhiên, tự tin vận dụng nó như một công cụ sắc bén để
kết nối và phá bỏ mọi rào cản trên hành trình hội nhập quốc tế. Với mong muốn
được tiếp thu và cập nhật thêm những ý kiến đóng góp với góc nhìn khoa học và
thực tiễn của nhiều cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước về việc dạy và học ngoại
ngữ hướng đến mục tiêu không chỉ đáp ứng mà còn có khả năng đón đầu xu thế trên
toàn thế giới, Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn tổ chức Hội thảo khoa học quốc
tế với chủ đề “Ngoại ngữ - Một trong những năng lực thiết yếu của người lao động
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Đoàn Chủ tọa và các khách mời tham dự Hội thảo Khoa học Quốc tế chụp ảnh lưu niệm
Hội thảo được chuẩn bị trong thời gian gần một
năm và nhận được hơn 30 bài tham luận đến từ những tác giả, nhóm tác giả ở các
vừng miền khác nhau, có cả trong nước lẫn ngoài nước nhưng đều có điểm chung là
có kinh nghiệm thực tiễn trong việc đào tạo ngoại ngữ, xem ngoại ngữ là một
trong những thước đo năng lực lao động chuyên nghiệp. Sau thời gian tiếp nhận
bài viết, tổ chức phản biện kín và góp ý, hoàn thiện, Ban Tổ chức đã lựa chọn
đưa vào kỷ yếu 22 bài xoay quanh 2 nhóm chủ đề chính của hội thảo, bao gồm:
- Chủ đề 1: Một số khó khăn và
kiến nghị sử dụng các phương pháp đào tạo mới trong việc giảng dạy ngoại ngữ tại
các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam.
- Chủ đề 2: Nâng cao vai trò của
ngoại ngữ đối với người lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Kỷ yếu hội thảo tổng hợp những bài viết được đúc
kết từ chính kinh nghiệm và tâm huyết của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu,
các giảng viên, đại diện doanh nghiệp có những hoạt động đa dạng, thực tiễn gắn
với công cụ ngoại ngữ và thấu hiểu điểm mạnh, điểm hạn chế về năng lực ngoại ngữ
của người Việt Nam nói chung, lao động Việt Nam nói riêng và tình hình giảng dạy
ngoại ngữ tại các trường hiện nay. Cùng với những luận điểm khoa học, nhiều bài
viết còn đưa ra những kết quả khảo sát thực tiễn khiến chúng ta phải quan tâm.
Điển hình là theo báo cáo trong một bài viết có nêu, tỷ lệ lao động Việt Nam đủ
trình độ tiếng Anh để làm việc chỉ chiếm 5% lực lượng lao động. Tỷ lệ này được
đánh giá là khá thấp khi so sánh với các quốc gia không nói tiếng Anh khác
trong khu vực như Indonesia (10%), Malaysia (21%), Thái Lan (27%) (Nhandan.vn,
2022). Từ những số liệu này đã phản ảnh trung thực những vấn đề còn tồn đọng
trong việc dạy và học ngoại ngữ hiện nay, độ chênh giữa chuẩn đầu ra của lao động
và chuẩn đầu vào của đơn vị sử dụng lao động về năng lực ngoại ngữ.
Nhìn chung, các bài viết đã góp thêm đa góc nhìn,
phân tích những nguyên nhân đa chiều và chia sẻ nhiều giải pháp, mô hình học tập,
ứng dụng ngoại ngữ hiệu quả, cập nhật. Bên cạnh những bài viết mang tính khái
quát, tổng hợp, phát triển từ nhiều kết quả nghiên cứu trước đó có giá trị và
thể hiện tầm nhìn chiến lược, cũng có bài viết đi sâu vào giới thiệu, áp dụng
các phương pháp đào tạo mới trong việc giảng dạy ngoại ngữ để thực sự tạo động
lực cho cả người dạy và người học. Các giải pháp được chia sẻ trong các bài viết
có tính thiết thực, đúc kết từ thực tiễn trong quá trình học tập, giảng dạy và
làm việc trong môi trường ngoại ngữ của các tác giả, có thể áp dụng ngay vào việc
cải tiến phương pháp tổ chức đào tạo, giảng dạy và học tập ngoại ngữ.
Theo báo Sài Gòn Mới 24h: LINK
Theo Thời Báo Ngày Nay: LINK
Video về chương trình được chiếu trên kênh HTV9: LINK